Bạn đã bao giờ nhìn vào biểu đồ giá và tự hỏi: “Thị trường muốn gì từ mình vậy?” Nếu câu trả lời là có thì chào mừng bạn đến với câu lạc bộ của những trader thường xuyên bị thị trường “xoay như chong chóng”. Nhưng đừng lo, vì mô hình nến tiếp diễn chính là người bạn thông minh, thật thà, và không bao giờ lừa bạn.
Mấy mô hình này sẽ giúp bạn biết thị trường đang tạm nghỉ lấy sức hay thực sự muốn quay xe. Hãy nghĩ chúng như đèn giao thông: đèn xanh là tín hiệu cứ chạy tiếp, đèn vàng là cẩn thận đấy, còn đèn đỏ… thôi, không có đèn đỏ đâu vì bài viết này tập trung vào việc tiếp diễn!
Vậy nên, nếu bạn đang muốn hiểu cách thị trường nghỉ ngơi, lấy đà và rồi chạy thì hãy đọc tiếp. Tôi hứa bài viết này sẽ giúp bạn bắt sóng thị trường một cách nhịp nhàng nhất!
Nội dung
- Mô hình nến tiếp diễn là gì?
- Các mô hình nến tiếp diễn phổ biến mà bạn sẽ hay gặp
- 1. Mô hình Rising Three Methods (Ba Bước Tăng Giá)
- 2. Mô hình Falling Three Methods (Ba Bước Giảm Giá)
- 3. Mô hình Bullish Harami (Harami Tăng)
- 4. Mô hình Bearish Harami (Harami Giảm)
- 5. Mô hình Upside Gap Tasuki (Khoảng trống Tasuki tăng )
- 6. Mô hình Downside Gap Tasuki (Khoảng trống Tasuki giảm)
- 7. Mô hình Pennant (Cờ Đuôi Nheo)
- 8. Mô hình Flag (Lá Cờ)
- 9. Mô hình Three Line Strike
- Làm thế nào để sử dụng mô hình nến tiếp diễn thật hiệu quả?
- Kết luận
Mô hình nến tiếp diễn là gì?
Mô hình nến tiếp diễn là là tập hợp các cây nến tạo thành những hình dạng cụ thể. Chúng thường xuất hiện khi thị trường đang tạm ngừng để điều chỉnh và tích lũy trước khi tiếp tục xu hướng chính. Những mô hình này xuất hiện cung cấp tín hiệu là giá đang chuẩn bị để tiếp tục chạy theo xu hướng trước đó.
Thông thường chúng thường xuất hiện ở giữa một xu hướng lớn. Một số mô hình tiêu biểu bao gồm Rising Three Methods, Falling Three Methods, và Bullish Harami, mỗi mô hình đều có cách nhận diện và ý nghĩa riêng.
Nhờ tính trực quan và dễ áp dụng, mô hình nến tiếp diễn trở thành một công cụ tuyệt vời giúp các trader đọc vị thị trường một cách chính xác hơn.
Đặc điểm của Nến Tiếp Diễn
- Xuất hiện trong xu hướng hiện tại: Mô hình nến tiếp diễn thường hình thành giữa một xu hướng rõ ràng và cho thấy sự tạm nghỉ ngắn hạn của thị trường.
- Cấu trúc nến: Bao gồm một nhóm nến nhỏ thể hiện sự giằng co giữa bên mua và bên bán, hoặc một khoảng trống giá (gap) mà xu hướng vẫn duy trì.
- Kích thước nến: Các nến trong mô hình thường nhỏ hơn so với nến dẫn đầu (nến xu hướng), cho thấy sự giảm động lượng tạm thời trước khi xu hướng tiếp tục.
- Tính lặp lại: Các mô hình nến tiếp diễn có xu hướng lặp lại thường xuyên trên các khung thời gian khác nhau, từ ngắn hạn (5 phút) đến dài hạn (tuần hoặc tháng).
Ý nghĩa của Nến Tiếp Diễn
- Củng cố niềm tin vào xu hướng hiện tại: Mô hình nến tiếp diễn giúp chúng ta nhận biết thị trường chỉ đang tạm nghỉ chứ không phải đảo chiều. Điều này đặc biệt hữu ích khi xu hướng đã kéo dài nhưng không có dấu hiệu quy đầu rõ ràng.
- Xác định điểm vào lệnh: Những mô hình này cung cấp tín hiệu để nhà giao dịch tham gia thêm vị thế để tiếp tục của xu hướng chính. Ví dụ, khi phát hiện Rising Three Methods trong xu hướng tăng thì bạn có thể đặt lệnh mua ngay sau nến phá vỡ mô hình.
- Tối ưu hóa lợi nhuận: Nhờ nhận diện được xu hướng chính mà bạn có thể giữ vị thế giao dịch lâu hơn thay vì thoát lệnh sớm khi thị trường đang điều chỉnh.
- Hạn chế rủi ro: Kết hợp mô hình nến tiếp diễn với các chỉ báo kỹ thuật khác như RSI hoặc MACD giúp bạn tránh được các tín hiệu sai lệch và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu đáng tin hơn.
Các mô hình nến tiếp diễn phổ biến mà bạn sẽ hay gặp
1. Mô hình Rising Three Methods (Ba Bước Tăng Giá)
Xuất hiện trong xu hướng tăng bao gồm một nến tăng dài, tiếp theo là 3-5 nến nhỏ giảm hoặc dao động trong khoảng giá của nến đầu và kết thúc bằng một nến tăng mạnh vượt lên trên đỉnh của nến đầu.
Đặc điểm:
Mô hình Rising Three Methods bao gồm 5 cây nến, trong đó:
- Cây nến đầu tiên là cây nến tăng mạnh.
- Ba cây nến tiếp theo có thân nhỏ, nằm gọn trong thân của cây nến đầu tiên (có thể là nến giảm hoặc tăng).
- Cây nến cuối cùng là một cây nến tăng mạnh, có thân dài và đóng cửa cao hơn giá đóng cửa của cây nến đầu tiên.
Chiến lược áp dụng:
Khi mô hình này xuất hiện thì các bạn có thể vào lệnh mua sau khi cây nến thứ năm đóng cửa với kỳ vọng rằng xu hướng tăng sẽ tiếp tục. Đặt stop-loss dưới mức thấp nhất của cây nến thứ tư để quản lý rủi ro.
- Xác nhận mô hình trên khung thời gian lớn (H1 trở lên) để đảm bảo xu hướng tăng mạnh.
- Đặt lệnh mua sau khi nến tăng cuối cùng đóng cửa vượt đỉnh nến đầu.
- Cắt lỗ: Dưới đáy của cụm nến nhỏ (3-5 nến điều chỉnh).
- Chốt lời: Dựa trên tỷ lệ R:R (Risk:Reward) 1:2 hoặc vùng kháng cự gần nhất.
2. Mô hình Falling Three Methods (Ba Bước Giảm Giá)
Đối lập với Rising Three Methods thì Falling Three Methods xuất hiện trong xu hướng giảm. Bắt đầu với một nến giảm dài, sau đó là 3-5 nến nhỏ tăng, và kết thúc bằng một nến giảm mạnh phá đáy của nến đầu.
Đặc điểm:
Tương tự như Rising Three Methods nhưng ngược lại:
- Cây nến đầu tiên là cây nến giảm mạnh.
- Ba cây nến tiếp theo có thân nhỏ nằm gọn trong thân của cây nến đầu tiên (có thể là nến giảm hoặc tăng).
- Cây nến cuối cùng là một cây nến giảm mạnh, có thân dài và đóng cửa thấp hơn giá đóng cửa của cây nến đầu tiên.
Chiến lược áp dụng:
Khi mô hình này xuất hiện, nhà đầu tư có thể vào lệnh bán sau khi cây nến thứ năm đóng cửa, với kỳ vọng rằng xu hướng giảm sẽ tiếp tục. Stop-loss nên được đặt trên mức cao nhất của cây nến thứ tư.
- Đợi nến giảm cuối cùng phá đáy nến đầu tiên để xác nhận xu hướng tiếp tục.
- Đặt lệnh bán ngay khi nến giảm đóng cửa.
- Cắt lỗ: Trên đỉnh của cụm nến nhỏ (3-5 nến điều chỉnh).
- Chốt lời: Tại vùng hỗ trợ tiếp theo hoặc theo tỷ lệ R:R 1:2.
3. Mô hình Bullish Harami (Harami Tăng)
Một nến giảm lớn theo sau bởi một nến tăng nhỏ nằm hoàn toàn trong thân nến trước đó.
Đặc điểm:
- Cây nến đầu tiên là một cây nến giảm mạnh với thân lớn.
- Cây nến thứ hai có thân nhỏ hơn và nằm gọn trong thân của cây nến đầu tiên.
Chiến lược áp dụng:
Khi mô hình Bullish Harami xuất hiện trong xu hướng tăng, nhà đầu tư có thể vào lệnh mua sau khi cây nến thứ hai đóng cửa. Đây là dấu hiệu cho thấy phe mua có khả năng quay lại kiểm soát thị trường.
- Quan sát tại vùng hỗ trợ mạnh hoặc cuối giai đoạn điều chỉnh trong xu hướng tăng.
- Đặt lệnh mua khi nến tăng xác nhận (nến sau phá đỉnh nến nhỏ).
- Cắt lỗ: Dưới đáy của nến giảm lớn (nến đầu).
- Chốt lời: Tại vùng kháng cự gần nhất hoặc theo tỷ lệ R:R hợp lý.
4. Mô hình Bearish Harami (Harami Giảm)
Ngược lại với Bullish Harami, Bearish Harami gồm một nến tăng lớn theo sau bởi một nến giảm nhỏ nằm hoàn toàn trong thân của nến trước.
Đặc điểm:
- Nến đầu tiên: Cây nến tăng mạnh.
- Nến thứ hai: Cây nến nhỏ hơn nằm gọn trong thân của cây nến đầu tiên.
Chiến lược áp dụng:
Khi mô hình này xuất hiện trong xu hướng giảm, nhà đầu tư có thể vào lệnh bán sau khi cây nến thứ hai đóng cửa, cho thấy khả năng phe bán sẽ quay lại kiểm soát thị trường.
- Quan sát mô hình ở vùng kháng cự hoặc trong xu hướng giảm rõ ràng.
- Đặt lệnh bán khi nến giảm xác nhận phá đáy nến nhỏ.
- Cắt lỗ: Trên đỉnh của nến tăng lớn (nến đầu).
- Chốt lời: Ở vùng hỗ trợ tiếp theo hoặc theo tỷ lệ R:R 1:2.
5. Mô hình Upside Gap Tasuki (Khoảng trống Tasuki tăng )
Mô hình Upside Gap Tasuki xuất hiện trong xu hướng tăng, với hai nến tăng mạnh tạo khoảng trống giá (gap), sau đó là một nến giảm nhỏ nhưng không lấp đầy khoảng trống.
Đặc điểm:
- Nến đầu tiên: Cây nến tăng mạnh.
- Nến thứ hai: Cây nến tăng nhỏ với khoảng trống giữa nó và cây nến đầu tiên.
- Nến thứ ba: Cây nến giảm nằm bên trong thân của cây nến thứ hai.
Chiến lược áp dụng:
- Xác nhận gap không bị lấp đầy và thị trường duy trì xu hướng tăng.
- Đặt lệnh mua ngay khi nến giảm nhỏ kết thúc.
- Cắt lỗ: Đỉnh/đáy của nến đầu tiên trong mô hình.
- Chốt lời: Tại vùng kháng cự tiếp theo, theo tỷ lệ R:R 1:2 hoặc dựa trên Fibonacci retracement.
6. Mô hình Downside Gap Tasuki (Khoảng trống Tasuki giảm)
Tương tự nhưng trong xu hướng giảm, Downside Gap Tasuki gồm hai nến giảm tạo khoảng trống giá, sau đó là một nến tăng nhỏ không lấp đầy khoảng trống.
Đặc điểm:
- Nến đầu tiên: Cây nến giảm mạnh.
- Nến thứ hai: Cây nến giảm nhỏ với khoảng trống giữa nó và cây nến đầu tiên.
- Nến thứ ba: Cây nến tăng nằm bên trong thân của cây nến thứ hai.
Chiến lược áp dụng:
- Đảm bảo gap không bị lấp đầy và xu hướng giảm vẫn rõ ràng.
- Đặt lệnh bán sau khi nến tăng nhỏ kết thúc.
- Cắt lỗ: Trên đỉnh của nến giảm đầu tiên.
- Chốt lời: Tại vùng hỗ trợ tiếp theo hoặc theo tỷ lệ R:R 1:2.
7. Mô hình Pennant (Cờ Đuôi Nheo)
Mô hình cờ đuôi nheo là một trong những mô hình tiếp diễn phổ biến trong phân tích kỹ thuật, thường xuất hiện sau một xu hướng giá mạnh mẽ. Mô hình này có hình dạng giống như một chiếc cờ đuôi nheo, với hai đường xu hướng hội tụ lại, tạo thành một hình tam giác cân.
Đặc điểm:
- Cột cờ: Là phần đầu tiên của mô hình, được hình thành bởi sự tăng hoặc giảm mạnh trước đó. Cột cờ thể hiện động lực ban đầu của xu hướng.
- Lá cờ: Được tạo thành từ hai đường xu hướng hội tụ, thể hiện giai đoạn củng cố giá trong một biên độ hẹp. Đây là nơi giá dao động nhẹ trước khi bứt phá.
- Điểm phá vỡ: Là điểm mà giá vượt qua đường kháng cự (đối với mô hình tăng) hoặc đường hỗ trợ (đối với mô hình giảm), cho thấy xu hướng sẽ tiếp tục.
Chiến lược áp dụng:
- Chờ giá phá vỡ mô hình tam giác theo hướng xu hướng chính.
- Đặt lệnh mua/bán theo hướng phá vỡ.
- Cắt lỗ: Đặt dưới đáy (đối với xu hướng tăng) hoặc trên đỉnh (đối với xu hướng giảm) của mô hình tam giác.
- Chốt lời: Tính bằng cách lấy giá tại điểm phá vỡ cộng với chiều cao của cột cờ (Flagpole).
8. Mô hình Flag (Lá Cờ)
Đó là một kênh giá nhỏ, nghiêng ngược hướng với xu hướng chính. Mô hình cờ là một mô hình tiếp diễn khác trong phân tích kỹ thuật, thường xuất hiện sau một xu hướng mạnh và được coi là dấu hiệu cho thấy xu hướng đó sẽ tiếp tục.
Đặc điểm:
- Cột cờ: Tương tự như mô hình cờ đuôi nheo, phần này được tạo ra bởi sự tăng hoặc giảm mạnh trước đó.
- Lá cờ: Là phần điều chỉnh giá nằm ngang hoặc hơi nghiêng, thể hiện sự tạm dừng trong xu hướng. Hình dạng của lá cờ có thể là một kênh song song hoặc một tam giác.
Chiến lược áp dụng:
- Xác nhận xu hướng chính và mô hình cờ nghiêng ngược xu hướng chính.
- Đặt lệnh mua/bán khi giá phá vỡ mô hình theo hướng xu hướng chính.
- Cắt lỗ: Dưới đáy của cờ (trong xu hướng tăng) hoặc trên đỉnh của cờ (trong xu hướng giảm).
- Chốt lời: Tính bằng cách lấy chiều cao của cột cờ cộng với giá tại điểm phá vỡ hoặc tại vùng kháng cự/hỗ trợ tiếp theo.
9. Mô hình Three Line Strike
Mô hình Three Line Strike là một trong những mô hình nến quan trọng trong phân tích kỹ thuật, giúp nhà đầu tư nhận diện khả năng tiếp diễn của xu hướng giá. Mô hình này có thể xuất hiện trong cả xu hướng tăng và xu hướng giảm, với các đặc điểm và ý nghĩa riêng biệt.
Đặc điểm:
- Ba cây nến đầu tiên:
- Tất cả đều là các cây nến tăng (nến trắng hoặc xanh), với mỗi cây nến sau có giá đóng cửa cao hơn cây trước.
- Điều này cho thấy phe mua đang chiếm ưu thế và thị trường đang trong xu hướng tăng mạnh.
- Cây nến cuối cùng:
- Là một cây nến giảm (nến đen hoặc đỏ), có thân dài và nhấn chìm toàn bộ phần thân của ba cây nến trước đó.
- Giá mở cửa của cây nến này nằm trên giá đóng cửa của cây nến thứ ba và đóng cửa dưới mức mở cửa của cây nến đầu tiên.
Chiến lược áp dụng:
- Đối với Three Line Strike Tăng:
- Điểm vào lệnh: Khi cây nến cuối cùng đóng cửa, nhà đầu tư có thể mở lệnh mua tại giá mở cửa của cây nến tiếp theo.
- Giá mục tiêu: Tính bằng cách lấy chiều cao của cột cờ cộng với giá tại điểm phá vỡ.
- Stop Loss: Đặt dưới mức thấp nhất của cụm ba cây nến đầu tiên để bảo vệ vốn.
- Đối với Three Line Strike Giảm:
- Điểm vào lệnh: Khi cây nến cuối cùng đóng cửa, nhà đầu tư có thể mở lệnh bán tại giá mở cửa của cây nến tiếp theo.
- Giá mục tiêu: Tính bằng cách lấy chiều cao của cột cờ trừ đi giá tại điểm phá vỡ.
- Stop Loss: Đặt trên mức cao nhất của cụm ba cây nến đầu tiên để quản lý rủi ro.
Làm thế nào để sử dụng mô hình nến tiếp diễn thật hiệu quả?
1. Biết Xu Hướng Đang Đi Đâu Đã!
Trước khi nhào vô áp dụng bất kỳ mô hình nến tiếp diễn nào, bạn phải nắm chắc xu hướng đang tăng hay giảm. Đừng như người đi bộ không xem bản đồ rồi tự hỏi: Ủa, tôi đang ở đâu đây?
- Dấu hiệu xu hướng:
- Đường giá bò lên trên MA? Chắc cú là tăng.
- RSI trên 50? Đừng suy nghĩ nhiều thị trường đang hăng.
- Dưới MA và RSI dưới 50? Làm ơn nhìn xuống đi giá đang tuột quần đấy!
2. Nhận Diện “Người Bạn Nến” Đúng Cách
Không phải cứ nến nào cũng là mô hình nến tiếp diễn. Bạn phải nhìn kỹ các chi tiết như đang soi crush vậy!
- Ví dụ:
- Rising Three Methods: Đừng nhầm với ba bước nhảy Cha-Cha-Cha, đây là ba nến nhỏ khiêm tốn chen giữa một nến tăng mạnh sẽ báo hiệu xu hướng tăng tiếp.
- Harami Tăng: Một nến lớn ôm ấp một nến nhỏ bên trong, kiểu như Tôi sẽ bảo vệ bạn, nhưng chúng ta vẫn tăng tiếp nha.
3. Gọi Đồng Minh Kỹ Thuật
Một mình bạn thì không thể đủ sức để đánh giá thị trường, hãy sử dụng thêm chỉ báo để xác nhận lại tín hiệu:
- Khối lượng giao dịch: Nến đẹp mà khối lượng teo tóp không có thì không đáng tin.
- MACD: Nếu nó gật đầu Đúng rồi, xu hướng vẫn mạnh thì cứ mạnh dạn vào lệnh thôi.
4. Tính Toán Điểm Vào, Điểm Ra Hợp Lý
- Điểm vào lệnh (Entry): Chờ nến xác nhận phá vỡ hẳn thì lúc đó mới tự tin.
- Cắt lỗ: Luôn sẵn sàng 1 kế hoạch B. Đặt stop loss ở chỗ mà nếu giá quay đầu thì bạn vẫn đủ tiền uống cà phê.
- Chốt lời: Hãy nhớ, lòng tham có thể giết chết bạn! Đặt mục tiêu rõ ràng tại vùng kháng cự hoặc R:R ít nhất 1:2.
5. Lựa Đúng Thời Gian
Thị trường có thể là nơi bạn tỏa sáng nhưng đừng chọn khung thời gian quá nhỏ. Tin tôi đi, ở khung m1,m5 thì tín hiệu nhảy như nhạc remix rất dễ bị nhiễu!
6. Đừng Đánh Đổi Tất Cả
- Bạn cần học quản lý vốn trước khi giao dịch, chỉ nên đặt rủi ro tối đa 1-2% vốn/ lệnh. Bạn cần nhớ Giao dịch tốt là giao dịch còn tiền để giao dịch tiếp!
- Đừng để stop loss sát giá như tấm vé tàu sát giờ khởi hành dễ bị thị trường quét sạch lắm.
Một Chút Hình Dung Thực Tế
Giả sử bạn phát hiện mô hình Upside Gap Tasuki trong xu hướng tăng:
- Điểm mua: Khi nến xác nhận vượt đỉnh của gap.
- Cắt lỗ: Đặt ngay dưới đáy của nến đầu tiên (thủ thế trước khi thị trường giở trò).
- Chốt lời: Chọn điểm Fibonacci retracement hoặc vùng kháng cự gần nhất.
Hãy nhớ, mô hình nến tiếp diễn giống như người dẫn đường đáng tin cậy nhưng bạn mới là người cầm lái. Chơi đúng bài thì bạn không chỉ tận dụng xu hướng mà còn trở thành người biết trước tương lai trong mắt thị trường. Thú vị đúng không?
Kết luận
Nhìn chung, mô hình nến tiếp diễn là bí kíp võ công giúp bạn hiểu rõ hơn tâm lý thị trường và tận dụng xu hướng hiện tại. Dù bạn là một trader mới học nghề hay một lão làng thì việc thành thạo những mô hình này sẽ giúp bạn ra quyết định nhanh hơn, chính xác hơn.
Tuy nhiên, đừng quên rằng không có gì là chắc chắn 100% trong thị trường tài chính. Vì vậy bạn hãy kết hợp mô hình nến với các công cụ kỹ thuật khác, quản lý rủi ro và luôn giữ một cái đầu lạnh.
Cuối cùng, giao dịch thành công không chỉ đến từ việc bạn biết nhiều mà còn ở việc bạn áp dụng đúng cách những gì mình biết. Chúc bạn luôn giữ được sự tỉnh táo, nắm bắt xu hướng và vững vàng trên hành trình chinh phục thị trường!