Ok anh em, NhaoTrading đây! Lại là tôi, gã trader già đời với hơn chục năm chinh chiến từ chứng khoán, forex cho tới crypto. Từ cái thời thị trường nó còn “hoang sơ” lắm, đâu như bây giờ, mở mắt ra là thấy “thầy bà” với “chuyên gia” mọc như nấm. Mà thôi, chuyện cũ kể làm gì, hôm nay tôi muốn bàn với anh em một chủ đề đang hot trong trading, đặc biệt là với những anh em nào đang “khát vốn” nhưng vẫn muốn chứng tỏ bản lĩnh: Quỹ cấp vốn, và cụ thể hơn là thằng The5ers.
Nói thật với anh em, ngày xưa lúc tôi mới tập tọe bước chân vào cái nghề này (tầm 2014 ấy), làm gì có khái niệm trade quỹ nó rõ ràng như bây giờ. Toàn là tự bơi, tự tích cóp từng đồng, cháy lên cháy xuống không biết bao nhiêu lần mới ngộ ra được chút chân lý. (Mà nói “ngộ” thì hơi quá, chắc là đỡ ngu hơn tí thôi! Haha). Thế nên khi nghe đến mấy cái quỹ như The5ers, FTMO, hay ngày xưa có My Forex Funds (thằng này thì dẹo rồi, anh em cẩn thận!), tôi cũng tò mò lắm. Kiểu, “WTF, có cái phao cứu sinh ngon thế này mà ngày xưa mình không biết?”
Nội dung
- I. Giới Thiệu Chung Về Quỹ The5ers?
- II. Chuẩn bị trước khi thi quỹ The5ers
- III. Kinh nghiệm thi Pass quỹ The5ers
- 3.1. Chiến lược giao dịch chung khi thi quỹ
- 3.2. Bạn luôn luôn phải quản lý rủi ro thật cẩn thận
- 3.3. Lựa chọn và trade những cặp tiền theo sở trường
- 3.4. Ghi lại nhật ký giao dịch và phân tích chúng sau mỗi ngày
- 3.5. “Ổ Gà, Ổ Voi” Những sai lầm thường gặp cần phải tránh
- 3.6. Mẹo vượt qua thử thách từ các trader thành công
- IV. Cách trade quỹ The5ers sau khi nhận được Funded Account
- V. Tâm sự nhỏ về bài toán tâm lý từ NhaoTrading
- Lời khuyên “Từ Trái Tim” của NhaoTrading
I. Giới Thiệu Chung Về Quỹ The5ers?
Rồi, vào thẳng vấn đề luôn. The5ers là gì? Nôm na cho anh em dễ hiểu, nó là một công ty cấp vốn (proprietary trading firm hay gọi tắt là prop firm đấy) cho các trader. Tức là, thay vì anh em phải bỏ tiền túi ra trade, thì The5ers sẽ “bơm” vốn cho anh em và nếu anh em trade có lãi, thì đôi bên cùng chia lợi nhuận. Nghe hấp dẫn đúng không? Quá hấp dẫn là đằng khác!
The5ers Đến Từ Đâu, Có Đáng Tin Không?
Theo như tôi tìm hiểu và cũng hóng hớt được từ nhiều anh em trong cộng đồng, The5ers được thành lập bởi một nhóm trader cũng có kinh nghiệm, với mục tiêu là tìm kiếm và nuôi dưỡng những trader có tài năng thực sự. Chúng nó không phải là dạng “lùa gà” vớ vẩn đâu anh em ạ, cũng có tên tuổi và vị thế nhất định trong cái làng prop firm này rồi. Tất nhiên, nói đi cũng phải nói lại, trên đời này méo có gì là hoàn hảo 100%, nhưng ít nhất thì The5ers nó vẫn đang hoạt động ổn định và trả tiền sòng phẳng cho trader (đến thời điểm tôi viết bài này nhé, tương lai thì… ai biết được! Thị trường mà).
Cái điểm mà tôi thấy The5ers nó khác biệt và có phần “chơi đẹp” hơn một số thằng khác, đó là nó có những chương trình được thiết kế khá linh hoạt, và đặc biệt là cái kế hoạch tăng trưởng vốn (scaling plan) của nó khá là “khủng bố mẹ luôn”. Anh em mà chứng minh được thực lực thì số vốn được cấp có thể tăng lên rất nhanh. Đây chính là cái “củ cà rốt” mà nhiều trader, kể cả những người có kinh nghiệm như tôi, đôi khi cũng phải ngoái nhìn.
Sơ Lược Lại Những gói Quỹ Của The5ers
Thằng The5ers này nó cũng bày ra nhiều mâm cỗ phết, mỗi mâm lại có một khẩu vị”riêng để chiều lòng các trader. Tôi điểm qua mấy cái chính mà anh em hay quan tâm nhé:
- Hyper Growth (Tăng Trưởng Siêu Tốc): Chương trình này kiểu ăn nhanh thắng nhanh. Anh em chỉ cần qua 1 vòng thử thách duy nhất, đạt mục tiêu lợi nhuận là được cấp vốn thật luôn. Mà cái hay là, cứ mỗi lần anh em đạt thêm một mốc lợi nhuận nhất định trên tài khoản funded, The5ers nó lại nhân đôi tài khoản. Đỉnh! Nhưng dĩ nhiên, siêu tốc thì áp lực nó cũng không nhỏ đâu. Phí tham gia, quy mô vốn, tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận cụ thể thì anh em vào website tại đây xem cho chính xác nhé, vì mấy cái này nó có thể thay đổi. Theo tôi, món này hợp với anh em nào đã có hệ thống giao dịch ngon lành, tự tin vào khả năng “hit target” của mình.
- Bootcamp Program (Chương Trình Huấn Luyện Chi Phí Thấp): Đây có lẽ là lựa chọn dễ thở hơn cho anh em mới, hoặc những ai muốn thử sức với chi phí ban đầu thấp. Nó chia làm 3 giai đoạn thử thách. Cái hay là anh em chỉ phải trả phí khi pass từng giai đoạn. Kiểu như “thử đi, được thì chơi tiếp, không thì thôi, cũng chả mất nhiều”. Chương trình này nó giống như một cái “lò luyện” nhỏ, giúp anh em làm quen dần với áp lực và quy tắc của quỹ.
- High Stakes Challenge (Thử Thách Rủi Ro Cao): Đúng như tên gọi, “cược lớn ăn lớn“. Chương trình này thường có 2 giai đoạn, mục tiêu lợi nhuận cũng cao hơn, đồng nghĩa với việc rủi ro và áp lực cũng tăng theo. Món này thì dành cho anh em nào thực sự cứng, không ngại mạo hiểm để đổi lấy cơ hội nhận tài khoản lớn và tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận hấp dẫn.
Để xem kỹ hơn các gói quỹ và quy tắc, mn có thể tham khảo bài viết đánh giá chi tiết quỹ The5ers của Nhao!
Nói chung, mỗi chương trình nó có cái hay riêng, quan trọng là anh em phải biết mình là ai, trình độ tới đâu, khẩu vị rủi ro thế nào để mà chọn cho phù hợp. Chứ đừng thấy thằng khác ăn khoai cũng vác mai đi đào, có khi lại “sml” như chơi đấy. (Cái này tôi nói thật!)
Sơ sơ về thằng The5ers là như vậy. Nghe qua thì cũng có vẻ ra gì và này nọ? Nhưng mà, từ “nghe có vẻ” đến “thực sự kiếm được tiền” nó là cả một chặng đường dài. Phần tiếp theo, mình sẽ chia sẻ sâu hơn về những kinh nghiệm thực chiến của bản thân cũng như tổng hợp từ nhiều trader khác để xử đẹp cái vòng thử thách của The5ers. Anh em hóng nhé!
II. Chuẩn bị trước khi thi quỹ The5ers
Cứ nhớ lời tôi, chuẩn bị kỹ thì cửa thắng nó mới rộng. Đừng có chủ quan mà mất tiền oan.
2.1. Bạn cần hiểu rõ các chương trình của The5ers
The5ers nó có mấy gói chính, anh em phải soi cho kỹ xem mình hợp với khẩu vị nào:
-
Bootcamp:
- Ngon cho: Anh em mới, muốn thử sức chi phí thấp, luyện kỷ luật.
- Đặc điểm: Nhiều giai đoạn (thường là 3), mục tiêu lợi nhuận từng bước, phí trả theo tiến độ. Đòn bẩy vừa phải, không giới hạn thời gian (thường là vậy).
- Cần soi kỹ: Mục tiêu % từng stage, giới hạn lỗ ngày/tài khoản (có Daily Pause & Trailing Drawdown), số ngày trade tối thiểu (nếu có).
-
Hyper Growth:
- Ngon cho: Anh em đã có kinh nghiệm, hệ thống ngon, muốn vốn phình to”nhanh.
- Đặc điểm: 1 vòng thử thách, mục tiêu lợi nhuận cao hơn, không giới hạn thời gian. Cứ đạt mốc lợi nhuận là The5ers nó nhân đôi tài khoản. Phí ban đầu cao hơn Bootcamp.
- Cần soi kỹ: Target lợi nhuận, giới hạn lỗ (quan trọng!), đòn bẩy (thường 1:30 Forex).
-
High Stakes:
- Ngon cho: Các tay to thực thụ, chấp nhận rủi ro cao để đổi lấy tài khoản khủng.
- Đặc điểm: 2 giai đoạn, mục tiêu khó hơn, nhưng phần thưởng cũng đậm hơn.
- Cần soi kỹ: Tất cả các quy tắc, đặc biệt là mục tiêu lợi nhuận và giới hạn lỗ.
Lời khuyên: Đừng thấy người ta ăn khoai mình cũng vác mai đi đào! Hãy chọn chương trình phù hợp với trình độ và túi tiền của mình. Thà đi chậm mà chắc còn hơn mất tiền mua quỹ.
2.2. Đánh gia năng lực của chính mình
- Kinh nghiệm & Phong cách: Anh em trade bao lâu rồi? Đánh Scalpping, day trader hay swing trader? Phong cách nào hợp với quy tắc của The5ers? (Ví dụ: The5ers thường cho giữ lệnh qua đêm/cuối tuần cho Forex/Metals, hợp với swing).
- Điểm mạnh & Điểm yếu: Mình giỏi cái gì, dở cái gì? Hay gồng lỗ? Hay chốt non? Phải biết để mà sửa.
- Vốn & Tâm lý: Quản lý vốn ổn không? Tâm lý có vững khi thị trường vùi dập không? Cái này quan trọng lắm đấy!
Lời khuyên: Trước khi thi thật, hãy trade DEMO ít nhất 1 tháng theo ĐÚNG quy tắc của The5ers (vốn, đòn bẩy, luật chơi…). Demo mà còn toác thì đừng nghĩ đến thi thật! Đây là cách rèn luyện kỷ luật trading hiệu quả.
2.3. Bạn cần có kế hoặch giao dịch chi tiết (Trading Plan)
Không có kế hoạch thì trade như đi trong sương mù. Trading Plan phải có:
- Trade gì? Cặp tiền chính/sản phẩm tủ.
- Khung thời gian nào? M15, H1, H4…?
- Vào lệnh khi nào, thoát khi nào? Entry, stop loss, take profit rõ ràng.
- Quản lý rủi ro: Rủi ro mỗi lệnh (0.5% – 1% tài khoản là đẹp khi thi quỹ), rủi ro tối đa mỗi ngày (nên tự đặt thấp hơn mức của quỹ).
- Mục tiêu nhỏ: Chia nhỏ mục tiêu lợi nhuận lớn của quỹ thành mục tiêu hàng ngày/tuần.
Quan trọng: Kế hoạch lập ra là để tuân thủ, không phải để ngắm!
2.4. Chuẩn bị tâm lý giao dịch cứng như thép
Thi quỹ là cuộc chiến tâm lý. Áp lực tứ phía!
- Đối phó áp lực: Chấp nhận nó, tìm cách xả stress lành mạnh. Đừng để nó ảnh hưởng cuộc sống.
- Kiên nhẫn & Kỷ luật: Chờ đúng cơ hội mới vào lệnh. Vào rồi thì phải theo kế hoạch, không run tay.
- Học từ thất bại: Không phải ai cũng pass ngay. Ngã ở đâu, đứng lên ở đó, rút kinh nghiệm. Tâm lý giao dịch là thứ phải mài dũa liên tục.
III. Kinh nghiệm thi Pass quỹ The5ers
Đã nắm rõ luật chơi và chuẩn bị “vũ khí” rồi, giờ là lúc thực chiến. Đây là những kinh nghiệm xương máu mà tôi và nhiều anh em trader khác đã đúc kết được.
3.1. Chiến lược giao dịch chung khi thi quỹ
- Ưu tiên “Sống Sót” Hay “Nhanh gọn”?
- Lời khuyên của Nhao: Khi mới bắt đầu, đặc biệt là với The5ers và cái Trailing Drawdown khó chịu của nó, ưu tiên hàng đầu của anh em phải là BẢO TOÀN VỐN. Đừng có nghĩ đến việc ăn nhanh nuốt gọn cái mục tiêu lợi nhuận. Hãy nhớ, chỉ cần anh em không chạm giới hạn lỗ, anh em vẫn còn cơ hội. Một khi đã có một vùng đệm lợi nhuận kha khá, lúc đó mới nghĩ đến việc tấn công mạnh hơn một chút.
- Cách tiếp cận trong những ngày đầu, giữa và cuối của vòng thử thách.:
- Những ngày đầu: Trade thật chậm, thật cẩn thận. Mục tiêu là làm quen với áp lực, không để tài khoản bị sụt giảm sâu. Vài lệnh thắng nhỏ để lấy hên và tạo đệm lợi nhuận là quá tuyệt vời.
- Giữa vòng thử thách: Nếu đã có lợi nhuận, có thể tăng tốc một chút nếu điều kiện thị trường thuận lợi và đúng setup của mình. Nếu đang hòa vốn hoặc lỗ nhẹ, quay lại chiến thuật phòng thủ. Tuyệt đối không cay cú, không cố đấm ăn xôi.
- Cuối vòng thử thách: Đây là lúc tâm lý dễ bị dao động nhất. Nếu gần đạt mục tiêu, đừng vội tất tay một lệnh cho xong. Cứ bình tĩnh, tuân thủ kế hoạch. Nếu sắp hết thời gian mà mục tiêu còn xa, thì… có lẽ phải chấp nhận làm lại ở một thử thách khác, còn hơn là trade bừa rồi cháy tài khoản. (May mà The5ers đa phần không giới hạn thời gian!).
- Sử dụng đòn bẩy một cách khôn ngoan:
- The5ers thường cung cấp đòn bẩy vừa phải (ví dụ 1:30 cho Forex). Đây không phải là lúc để anh em khô máu với đòn bẩy tối đa. Hãy sử dụng nó như một công cụ để tối ưu hóa lợi nhuận khi có cơ hội rõ ràng, chứ không phải để khuếch đại rủi ro một cách mù quáng.
3.2. Bạn luôn luôn phải quản lý rủi ro thật cẩn thận
Cái này là “thần chú” rồi, nhắc đi nhắc lại không bao giờ thừa.
- “Lời Thề Hippocrates” của Trader:
- TUYỆT ĐỐI KHÔNG VI PHẠM quy tắc sụt giảm ngày (Daily Loss Limit/Daily Pause). Chạm là nghỉ!
- TUYỆT ĐỐI KHÔNG VI PHẠM quy tắc sụt giảm tài khoản tối đa (Max Drawdown/Stop Out Level). Đây là “lằn ranh đỏ”.
- Tính khối lượng giao dịch (lot size) phù hợp với mức rủi ro cho phép:
- Công thức cơ bản:
Khối lượng lệnh = (Số tiền rủi ro mỗi lệnh) / (Số pip dừng lỗ * Giá trị mỗi pip)
- Ví dụ: Tài khoản $10,000, rủi ro 1% ($100), cặp EURUSD, dừng lỗ 20 pips. Giá trị 1 pip cho 1 lot EURUSD là $10. Vậy khối lượng = $100 / (20 * $10) = 0.5 lots.
- Anh em phải tính cho từng lệnh, đừng áng chừng. Có nhiều app hoặc indicator hỗ trợ việc này.
- Công thức cơ bản:
- Kinh nghiệm xử lý khi gặp chuỗi lệnh thua (Losing Streak):
- Điều không thể tránh khỏi: Trader nào cũng sẽ có lúc gặp chuỗi thua. Quan trọng là phản ứng thế nào.
- Tuyệt đối không cố gỡ: Đây là lỗi sai kinh điển. Càng gỡ càng thua.
- Dừng lại: Sau 2-3 lệnh thua liên tiếp, hãy dừng giao dịch ngay. Tắt máy, đi ra ngoài, làm việc khác.
- Xem xét lại: Khi đầu óc tỉnh táo, hãy xem lại các lệnh thua đó. Do thị trường xấu? Do mình sai hệ thống? Hay do tâm lý?
- Giảm rủi ro: Khi quay lại giao dịch, hãy giảm khối lượng lệnh xuống một nửa hoặc thấp hơn cho đến khi có lại sự tự tin và vài lệnh thắng. Vượt qua nỗi sợ thua lỗ trong trading là cả một quá trình.
3.3. Lựa chọn và trade những cặp tiền theo sở trường
- Biết Người Biết Ta: Nên tập trung vào 1-3 cặp tiền/sản phẩm mà anh em quen thuộc nhất, hiểu rõ tính cách, biến động của nó. Đừng có đứng núi này trông núi nọ, thấy cặp nào cũng muốn nhảy vào.
- Ưu Tiên Hàng Ngon: Chọn các cặp có spread thấp, thanh khoản tốt (dễ mua dễ bán). Các cặp tiền chính (Major pairs) như EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY thường đáp ứng tiêu chí này.
- Tránh giao dịch khi có tin tức quan trọng: Nếu anh em không phải là dân săn tin chuyên nghiệp, thì nên tránh giao dịch khi có tin tức quan trọng sắp ra (Non-farm, FOMC, lãi suất…). Thị trường lúc đó giật rất mạnh, spread giãn, dễ bị quét stop loss oan uổng. The5ers cho phép giao dịch tin, nhưng nếu bạn mới trade thì nên né.
3.4. Ghi lại nhật ký giao dịch và phân tích chúng sau mỗi ngày
- Ghi chép lại tất cả các giao dịch:
- Ghi lại tất cả các giao dịch: Cặp tiền, thời gian vào/ra, lý do vào lệnh (setup gì?), điểm vào, SL, TP, kết quả (thắng/thua bao nhiêu pip/tiền).
- Quan trọng không kém: Cảm xúc lúc vào lệnh và sau khi đóng lệnh. Sợ hãi? Tham lam? Hưng phấn? Cay cú?
- Phân tích các lệnh thắng/thua để rút kinh nghiệm:
- Cuối mỗi ngày hoặc mỗi tuần, dành thời gian xem lại nhật ký.
- Lệnh thắng: Tại sao thắng? Có tuân thủ đúng kế hoạch không? Có thể làm tốt hơn không?
- Lệnh thua: Tại sao thua? Sai ở đâu? Vi phạm quy tắc nào của bản thân?
- Tìm ra các mẫu hình lặp đi lặp lại (cả tốt và xấu) trong giao dịch của mình.
- Điều chỉnh nếu thấy cần thiết: Nếu nhận thấy hệ thống có vấn đề hoặc mình liên tục mắc một lỗi nào đó, thì mới từ từ điều chỉnh. Đừng thay đổi chiến lược xoành xoạch chỉ vì vài lệnh thua.
3.5. “Ổ Gà, Ổ Voi” Những sai lầm thường gặp cần phải tránh
- Giao dịch quá mức (Overtrading): Vào lệnh liên tục vì sợ bỏ lỡ cơ hội hoặc muốn nhanh đạt target.
- Cách tránh: Đặt giới hạn số lệnh mỗi ngày. Chỉ vào lệnh khi có tín hiệu thực sự rõ ràng theo hệ thống.
- Trả thù thị trường (Revenge Trading): Lỗ một lệnh, cay cú nhồi lệnh to hơn để gỡ.
- Cách tránh: Chấp nhận thua lỗ là một phần của trading. Lỗ thì nghỉ, phân tích, mai làm lại.
- Không tuân thủ kế hoạch giao dịch: Lập kế hoạch cho cố vào rồi trade theo cảm hứng.
- Cách tránh: In kế hoạch ra, dán trước mặt. Coi nó như quân lệnh.
- Bỏ qua quy tắc quản lý rủi ro: Quên đặt SL và vào lệnh với khối lượng quá lớn.
- Cách tránh: Coi quản lý rủi ro là ưu tiên số 1. Không có thì bạn không nên trade nữa.
- Ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông/Mạng xã hội: Thấy người ta khoe lệnh thắng là sốt ruột, thấy hô hào mua/bán là làm theo.
- Cách tránh: Tin vào hệ thống của mình. Hạn chế xem các hội nhóm khoe lệnh khi đang trong quá trình thi.
3.6. Mẹo vượt qua thử thách từ các trader thành công
- Đừng bao giờ bỏ cuộc (Never Give Up) nhưng phải có não: Kiên trì theo đuổi mục tiêu, nhưng nếu thất bại nhiều lần với một cách làm, thì phải biết dừng lại, xem xét và thay đổi. Chứ không phải cứ đâm đầu vào đá mãi.
- Tập trung vào quá trình, không phải kết quả: Hãy làm tốt nhất những gì mình có thể kiểm soát (phân tích, vào lệnh đúng kế hoạch, quản lý rủi ro). Kết quả (lợi nhuận) sẽ tự đến.
- Tìm một người bạn đồng hành (Accountability Partner): Cùng nhau thi, chia sẻ kinh nghiệm, động viên nhau.
- Luôn học hỏi: Thị trường luôn thay đổi. Không ngừng học hỏi kiến thức mới, hoàn thiện kỹ năng.
- Tin vào bản thân: Nếu anh em đã chuẩn bị kỹ, có hệ thống tốt, thì hãy tin rằng mình có thể làm được.
IV. Cách trade quỹ The5ers sau khi nhận được Funded Account

Cầm trong tay cái tài khoản funded nó sướng một, thì trách nhiệm và áp lực nó lại là mười đấy anh em ạ. Đừng nghĩ pass rồi là xong, là có thể “xõa”. Chính giai đoạn này mới là lúc thể hiện bản lĩnh thực sự của một trader. Hãy cố gắng làm giàu (Hoặc ít nhất là không “Nghèo Đi”) với tài khaonr The5ers được cấp vốn.
4.1. “Đổi Đời” hay “Đời Vẫn Thế?”
- Tâm lý sẽ thoải mái hay áp lực hơn? Cái này mới hay nè!
- Một mặt sẽ thoải mái hơn: Anh em không còn phải lo lắng về việc đạt mục tiêu lợi nhuận để pass nữa. Áp lực thi cử đã qua. Giờ chỉ cần trade có lãi là có tiền tươi thóc thật. Nhiều ông lúc này thấy nhẹ nhõm hẳn.
- Mặt khác sẽ áp lực hơn (theo kiểu khác):
- Áp lực giữ tài khoản: Giờ đây, mỗi quyết định sai lầm không chỉ khiến anh em mất lợi nhuận, mà còn có nguy cơ mất luôn cả cái tài khoản funded mà mình đã vất vả mới có được. Cái cảm giác sợ mất này đôi khi còn kinh khủng hơn cả lúc thi.
- Áp lực từ sự kỳ vọng (của bản thân và có thể cả của quỹ): Đã là funded trader, ai chả muốn kiếm được nhiều tiền, muốn tài khoản tăng trưởng. Chính cái kỳ vọng này đôi khi lại đè nặng lên tâm lý.
- Tâm lý chủ quan: Một số anh em sau khi pass lại đâm ra chủ quan, nghĩ mình “ngon” rồi, bắt đầu lơi lỏng kỷ luật. Đây là con đường ngắn nhất dẫn đến “tạch” tài khoản funded.
Lời khuyên của Nhao: Hãy cố gắng duy trì một tâm lý cân bằng. Vui vì đã pass nhưng đừng tự mãn. Áp lực là có, nhưng hãy biến nó thành động lực để trade cẩn thận hơn. Kiểm soát cảm xúc trong trading vẫn là chìa khóa.
-
Các quy tắc có thể thay đổi:
- Chia sẻ lợi nhuận (Profit Split): Đây là lúc anh em quan tâm nhất này! The5ers nó có tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận khá hấp dẫn, có thể lên đến 100% cho trader (tùy chương trình và quá trình tăng trưởng). Anh em phải đọc kỹ xem tỷ lệ ban đầu là bao nhiêu (ví dụ 50/50, 70/30, hay 80/20), và điều kiện để đạt được tỷ lệ cao hơn là gì.
- Quy tắc rút tiền: The5ers thường cho phép rút lợi nhuận định kỳ (ví dụ, sau mỗi 14 ngày hoặc hàng tháng). Điều kiện để rút là gì? Có yêu cầu mức lợi nhuận tối thiểu để rút không? Phí rút tiền (nếu có)? Mấy cái này phải nắm rõ như lòng bàn tay.
- Các quy tắc giao dịch cơ bản (giới hạn lỗ ngày/tài khoản): Thường thì những quy tắc này vẫn được áp dụng y như lúc thi. Đừng có nghĩ pass rồi là được thả phanh. Vi phạm là vẫn bay tài khoản như thường.
-
Kế hoạch tăng trưởng tài khoản (scaling plan) của The5ers:
- Đây là một trong những điểm hấp dẫn nhất của The5ers, đặc biệt là với chương trình Hyper Growth.
- Cơ chế hoạt động: Thường là khi anh em đạt được một mục tiêu lợi nhuận nhất định trên tài khoản funded (ví dụ, 10% hoặc 25%), The5ers sẽ tăng quy mô vốn cho anh em, có thể là nhân đôi tài khoản.
- Lợi ích: Vốn càng lớn, tiềm năng lợi nhuận càng cao (với cùng một % rủi ro). Đây là con đường để anh em thực sự đổi đời nếu có năng lực.
- Lưu ý: Khi tài khoản được tăng lên, các giới hạn lỗ (tính theo %) thường vẫn giữ nguyên. Điều này có nghĩa là số tiền lỗ tuyệt đối mà anh em được phép mất cũng tăng theo, đòi hỏi sự cẩn trọng hơn nữa.
4.2. Hãy tiếp tục duy trì phong độ
Pass được quỹ đã khó, giữ được tài khoản funded và kiếm tiền đều đặn còn khó hơn gấp bội.
- Tiếp tục tuân thủ kế hoạch giao dịch và quản lý rủi ro:
- Cái hệ thống, cái kế hoạch đã giúp anh em pass, thì cứ thế mà phát huy. Đừng có “ngứa tay” thay đổi xoành xoạch khi chưa có lý do chính đáng.
- Quản lý rủi ro vẫn phải là ưu tiên số 1. Đừng vì thấy tài khoản to hơn mà tăng rủi ro mỗi lệnh một cách vô tội vạ.
- Không tự mãn sau khi được cấp vốn:
- Rất nhiều trader sau khi được cấp vốn lại đâm ra tự mãn, lơ là kỷ luật, bắt đầu “phiêu” hơn. Kết quả là “bay” tài khoản funded nhanh hơn cả lúc thi.
- Hãy nhớ, thị trường luôn biến động, không có gì là chắc chắn. Sự khiêm tốn và cẩn trọng luôn cần thiết.
- Học, Học Nữa, Học Mãi! và không ngừng hoàn thiện:
- Thị trường thay đổi, anh em cũng phải thay đổi để thích nghi.
- Tiếp tục ghi nhật ký giao dịch, phân tích lệnh, tìm ra những điểm cần cải thiện.
- Đọc sách, tham gia webinar, học hỏi từ những trader giỏi hơn. Đừng bao giờ nghĩ mình đã biết đủ.
4.3. Quy trình rút lợi nhuận từ The5ers
Đây là phần mà anh em mong chờ nhất đúng không? Làm lụng vất vả cũng chỉ mong đến ngày ting ting thôi mà!
- Rút tiền bằng cách nào?
- The5ers thường hỗ trợ nhiều phương thức rút tiền phổ biến như chuyển khoản ngân hàng (Bank Transfer), ví điện tử (ví dụ: Skrill, Neteller – cái này anh em check lại nhé vì các cổng thanh toán có thể thay đổi), hoặc qua Deel (một nền tảng thanh toán cho freelancer và contractor khá phổ biến).
- Anh em ở Việt Nam thì cần xem phương thức nào tiện lợi và phí thấp nhất.
- Đợi bao lâu thì lúa sẽ về?
- The5ers thường xử lý yêu cầu rút tiền khá nhanh. Lần đầu có thể mất vài ngày làm việc để xác minh. Những lần sau có thể nhanh hơn.
- Chu kỳ rút tiền thường là sau 14 ngày kể từ khi nhận tài khoản funded, hoặc theo lịch cố định hàng tháng.
- Các lưu ý quan trọng:
- Điều kiện rút tiền: Có yêu cầu mức lợi nhuận tối thiểu không? Hay cứ có lãi là được rút? Phải đọc kỹ tại đây.
- Ảnh hưởng đến Scaling Plan: Một số quỹ, khi anh em rút tiền, có thể sẽ reset lại quá trình tính mục tiêu để tăng vốn. Tuy nhiên, The5ers có vẻ khá thoáng ở điểm này, việc rút lợi nhuận thường không ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng tài khoản của anh em. (Cái này là một điểm cộng lớn, nhưng vẫn nên xác nhận lại).
- Phí rút tiền: Xem kỹ biểu phí của từng phương thức.
- Thuế: Lợi nhuận từ trading quỹ cũng là một khoản thu nhập, anh em cần tìm hiểu về nghĩa vụ thuế ở Việt Nam nhé (cái này thì Nhao tôi cũng không rành lắm đâu, hehe).
4.4. “Xây dựng các mối quan hệ với The5ers và cộng đồng
Đừng chỉ coi The5ers như một cái máy ATM. Hãy xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài.
- Tận dụng các nguồn lực hỗ trợ từ The5ers:
- The5ers có thể cung cấp các buổi coaching 1-1, phân tích tài khoản, hoặc các tài liệu đào tạo nâng cao cho funded trader. Nếu có, đừng bỏ lỡ!
- Support của họ vẫn luôn sẵn sàng hỗ trợ nếu anh em có vấn đề gì.
- Tham gia cộng đồng các trader của The5ers:
- Đây là nơi anh em có thể giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với những trader khác cũng đang giao dịch vốn của The5ers.
- Biết đâu lại tìm được những “chiến hữu” cùng chí hướng, hoặc những ý tưởng giao dịch hay ho.
V. Tâm sự nhỏ về bài toán tâm lý từ NhaoTrading

Nhiều người có thể đã nghe tới tâm lý sợ hãi hay tham lam. Nhưng khi anh em thực sự cầm tài khoản funded của The5ers, nó có những cái bẫy tâm lý rất riêng:
-
Áp Lực “Phải chứng minh bản thân mình xứng đáng”:
- Cầm cục tiền to của người khác, nhiều anh em sẽ có tâm lý phải trade cho ra hồn, phải chứng minh mình xứng đáng với số vốn đó, xứng đáng với công sức đã bỏ ra để pass. Điều này vô hình trung tạo ra một áp lực khổng lồ, đôi khi còn hơn cả lúc thi. Sợ làm quỹ thất vọng, sợ bị mất mặt.
- Lời khuyên tới bạn: Anh em ạ, quỹ nó cấp vốn vì anh em đã chứng minh được khả năng ở vòng thử thách rồi. Giờ cứ bình tĩnh mà làm lại y như những gì đã giúp mình pass. Đừng cố gồng mình lên để làm siêu nhân, dễ đứt gánh lắm!
-
Cạm bẫy ngủ quyên trên chiến thắng:
- Pass quỹ rồi, oai rồi, có tiền rồi! Một số anh em sẽ rơi vào trạng thái thỏa mãn, bắt đầu lơi lỏng kỷ luật, bỏ bê kế hoạch, thử nghiệm những thứ tào lao. “Mình là funded trader mà, sợ gì!”
- Lời khuyên từ Nhao: Pass quỹ mới là bắt đầu cuộc chơi thôi anh em. Thị trường nó vả không chừa một ai đâu, kể cả funded trader. Kỷ luật vẫn phải là số 1, không thì cái tài khoản funded nó cũng bay.
-
Nỗi sợ “Mất Trắng Công Sức”:
- Cái tài khoản funded không chỉ là tiền, nó là bao nhiêu công sức, thời gian, chất xám của anh em. Khi tài khoản bắt đầu sụt giảm, nhiều người sẽ có tâm lý “cố níu kéo“, sợ mất đi thành quả mà mình đã vất vả có được. Điều này dẫn đến việc gồng lỗ, phá vỡ quy tắc, cố gắng cứu tài khoản bằng mọi giá.
- Lời khuyên của Nhao: “Đau đấy, xót đấy, nhưng thà cắt lỗ sớm cho cái tài khoản funded còn hơn là để nó cháy luôn. Nhớ rằng, anh em đã pass được một lần, thì hoàn toàn có thể pass lại lần nữa nếu không may. Quan trọng là giữ được cái đầu lạnh và tuân thủ quy tắc.”
-
“Ngủ Sớm Dậy Sớm” có phải là chân lý?
- Anh em trader Việt mình có lợi thế giao dịch trọn vẹn phiên Á. Vậy có nên tập trung “săn mồi” ở phiên Á với các cặp tiền như AUD, NZD, JPY không? Chiến lược nào phù hợp với phiên Á ít biến động hơn? Hay vẫn phải “thức khuya dậy sớm” để chiến cả phiên Âu, Mỹ? Làm sao để cân bằng giữa trading và cuộc sống khi lệch múi giờ?
- Lời khuyên: “Không có công thức chung đâu anh em. Có người hợp đánh nhanh thắng nhanh phiên Á rồi nghỉ ngơi. Có người lại thích cày cả phiên Âu, Mỹ. Quan trọng là tìm ra cái gì phù hợp với sức khỏe và phong cách của mình. Đừng để tiền nó bào mòn sức khỏe.”
Lời khuyên “Từ Trái Tim” của NhaoTrading
Anh em ạ, hành trình chinh phục The5ers (hay các quỹ cấp vốn khác) nó không phải là con đường bằng phẳng. Nó sẽ có những lúc thăng hoa, sung sướng khi đạt được mục tiêu, nhưng cũng sẽ có không ít những lúc khó khăn, thử thách, thậm chí là thất bại.
Điều quan trọng nhất là anh em đừng bao giờ từ bỏ ước mơ và đam mê trading của mình, miễn là anh em thực sự nghiêm túc và sẵn sàng nỗ lực. The5ers, với các chương trình đa dạng và kế hoạch tăng trưởng hấp dẫn, thực sự là một cơ hội tốt để những trader có kỹ năng nhưng thiếu vốn có thể khẳng định bản thân và kiếm được thu nhập từ thị trường.
Nhao tôi bắt đầu từ con số 0, cũng từng mất tiền không biết bao nhiêu lần từ năm 2014 đến giờ. Nhưng chính những lần đó đã dạy cho tôi nhiều điều. Nên anh em cứ vững tin lên, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có quyết tâm và một chút may mắn, tôi tin anh em hoàn toàn có thể chinh phục được The5ers. Hãy nhớ, con đường tự do tài chính từ trading không hề dễ dàng, nhưng nó xứng đáng để chúng ta phấn đấu.
Một lần nữa, chúc anh em chân cứng đá mềm, bách chiến bách thắng trên con đường trading đầy thử thách nhưng cũng vô cùng thú vị này. Và nhớ, dù có thành công hay thất bại với The5ers, điều quan trọng nhất là anh em đã dám thử và học hỏi được điều gì đó.
Hẹn gặp lại anh em trong những bài chia sẻ khác của NhaoTrading! Peace!